Hosting là gì? Các loại hosting phổ biến hiện nay?

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng biết tới website, nhưng thật sự đã ai biết website hoạt động như thế nào? Lượng thông tin khổng lồ gồm cơ sở dữ liệu, hình ảnh, video trên các website mà bạn vẫn thường xuyên vào mỗi ngày ở đâu ra chưa? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn biết hosting là gì? Các loại hosting phổ biến hiện nay là gì? Mời các bạn chú ý theo dõi.

Hosting là gì?

Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu online. Hosting được chia nhỏ từ máy chủ (Máy chủ vật lý hoặc VPS) nhằm giảm chi phí. Có thể sử dụng host để chạy website, webmail, phần mềm, ứng dụng hoặc sao lưu, chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Hosting được chia làm 2 loại Host windows và Host linux. Host windows sử dụng phần mềm Plesk để quản lý. Host Linux thì có rất nhiều phần mềm quản lý, phổ biến nhất là cPanel và DirectAdmin. Host linux chiếm hơn 90% thị phần Hosting trên toàn thế giới.

Các loại hosting phổ biến hiện nay

Các nhà cung cấp web hosting phổ biến nhất hiện nay đều có rất nhiều loại hosting đáp ứng nhiều mục đích của người dùng cơ bản lẫn nâng cao.

Các loại hosting thông dụng nhất là:

  • Shared Hosting: Phổ biến nhất & bạn có thể bắt đầu với loại này.

Shared Hosting là dịch vụ lưu trữ website nơi mà có rất nhiều web server được kết nối với hệ thống internet. Shared Hosting đó là gói hosting được chia nhỏ ra từ các Reseller Hosting.

Mọi database, web platform, source code, hệ điều hành website sẽ được đặt trong một máy chủ vật lý và Shared Hosting sẽ chia sẻ các tài nguyên trên server vật lý này.

   – Ưu điểm của Shared Hosting
   – Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng Shared Hosting sẽ có mức chi phí rẻ hơn so với các dịch vụ khác, bởi lẽ tổng chi phí cho việc tiến hành bảo trì máy chủ sẽ được tiến hành phân bổ trên nhiều người dùng dịch vụ.

   – Dễ dàng trong việc quản lý

Với dịch vụ Shared Hosting bạn sẽ không quá khó khăn trong quá trình quản lý vì nó không đòi hỏi nhiều loại kiến thức liên quan.

   – Nhược điểm của Shared Hosting 
   – Cấu hình Shared Hosting không cao do bị giới hạn về dung lượng sử dụng
   – Tính bảo mật không cao, dễ bị tấn công cục bộ vì có quá nhiều người dùng trên một máy chủ
   – Website sẽ bị chạy chậm lại khi có lượng truy cập lớn do tài nguyên trên máy chủ phân bổ không được hợp lý.

  • WordPress Hosting: Cũng tương đối phổ biến cho người làm website bằng WordPress

Là một dạng của shared hosting, WordPress Hosting được thiết kế dành riêng cho website WordPress, các server sẽ được thiết kế với cấu hình riêng, có site gắn plugin được cài sẵn.

Người dùng chỉ việc tiến hành đăng kí sử dụng dịch vụ hosting này và tiến hành xây dựng hệ thống website của mình trên nền tảng WordPress căn cứ vào 1 trong 4 phương thức lưu trữ ở trên.

   – Ưu điểm WordPress Hosting
   – WordPress Hosting dễ dàng sử dụng dành cho người mới làm quen
   – Hệ thống WordPress plugins và theme đã được tiến hành cài đặt sẵn
   – Hiệu năng sử dụng tốt cho WordPress site
   – Đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật, hỗ trợ các vấn đề liên quan WordPress phải có kiến thức, kỹ thuật tốt.
   – Mức chi phí thấp
   – Nhược điểm WordPress Hosting
   – Dịch vụ được xây dựng trên hệ hosting tiên tiến nhất đó là Cloud Hosting
   – Chỉ chuyên dùng cho website WordPress.

  • VPS Hosting: Máy chủ ảo, mạnh mẽ hơn shared hosting, nhưng không dành cho người mới.

VPS Hosting đó là giải pháp kết hợp giữa dedicated hosting và shared hosting. Tại đây, máy chủ vật lý sẽ được tiến hành cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều server ảo.

Loại web hosting này vẫn dùng chung với các người dùng khác, song phía nhà cung cấp sẽ tiến hành lập server vật lý có bộ nhớ, không gian, sức mạnh xử lý dành riêng cho bạn.

   – Ưu điểm của VPS Hosting
   – Dễ dàng nâng cấp
   – Có tài nguyên server riêng với mức giá thấp do sử dụng server ảo nên không phải tiến hành mua hẳn server
   – Khả năng truy cập lớn từ website khác mà không làm ảnh hưởng tới hiệu năng
   – Khả năng tùy biến cao
   – Nhược điểm VPS Hosting
   – Đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ thuật quản trị server
   – So với Shared Hosting thì VPS Hosting có chi phí cao hơn.

  • Dedicated Server Hosting: Máy chủ riêng biệt, mạnh mẽ hơn VPS, tất nhiên không dành cho người mới.

Là một server vật lý được thiết kế dành riêng cho người dùng, trong đó mọi dữ liệu tài nguyên đều được thiết kế dành riêng cho người sử dụng. Chính điều này sẽ giúp cho người sử dụng hoàn toàn quyết định đối với server tùy thích, cài đặt môi trường hosting riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

   – Ưu điểm Dedicated Server Hosting
   – Dịch vụ có tính bảo mật cao
   – Người dùng có toàn quyền kiểm soát đối với server
   – Quyền truy cập root
   – Tài nguyên đáng tin cậy vì chỉ được thiết kế dành riêng cho bạn mà không chia sẻ cho bất kì ai.
   – Nhược điểm Dedicated Server Hosting
   – Mức chi phí chi trả dịch vụ cao
   – Đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong việc quản lý server.

Hosting hoạt động như thế nào?

Hoạt động của web hosting sẽ được tiến hành với các nguyên lý hoạt động cơ bản như sau:

Về phía nhà cung cấp dịch vụ

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành chuẩn bị cho người sử dụng hosting các server lưu trữ bằng việc chia sẻ tài nguyên trên hệ thống máy chủ vật lý thành các gói không gian lưu trữ nhỏ hơn  – hosting cho người dùng sử dụng.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng theo các gói cước đã đăng kí mà nhà cung cấp điều chỉnh hosting với những thông số nhất định sao cho phù hợp nhất.

Về phía người dùng

Người sử dụng hosting tiến hành upload các files dữ liệu lên hosting cùng cấu hình hoạt động. Sau đó tiến hành truy cập vào hosting từ các thiết bị có kết nối internet thông qua việc gửi request đến địa chỉ IP hosting hoặc tên miền, tại đây hosting sẽ trả về cho bạn các tập tin theo kết quả truy cập tương ứng.

Người dùng trong quá trình sử dụng nếu có nhu cầu nâng cấp, mở rộng các gói hosting thì cần phải liên hệ đến nhà cung cấp để được hỗ trợ thực hiện.

Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting là gì?

Trước khi đăng ký một dịch web hosting, bạn cũng cần phải mua một tên miền. Vậy khác biệt là gì? Web hosting cung cấp nơi lưu trữ site của bạn, tên miền là địa chỉ của site của bạn – ví dụ như: hostinger.com. Khi user muốn truy cập một website nào đó, họ gõ tên miền lên thanh địa chỉ của browser, và server sẽ chuyển dữ liệu đến broswer.

Hầu hết các web host đều yêu cầu bạn mua tên miền riêng trước khi sử dụng web hosting. Hoặc nếu bạn đã sở hữu tên miền từ trước, bạn có thể chuyển nó tới nhà cung cấp hosting hiện tại. Cũng như gói hosting, bạn cần thanh toán tên miền hằng năm để bảo quản quyền sở hữu tên miền.

Vì sao cần phải mua hoặc thuê hosting?

Trong thiết kế và xây dựng web không thể thiếu hosting bởi nếu không có hosting website của bạn chỉ có thể hoạt động trên máy tính và chỉ có bạn mới nhìn thấy thông tin, dữ liệu.

Việc thuê hoặc mua hosting sẽ giúp thông tin trên website của bạn được chia sẻ rộng rãi trên mạng và khách hàng có thể cùng xem từ đó phục vụ tối đa nhu cầu công việc. Đưa sản phẩm, thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng.

Xem thêm:

Lợi ích của Website bán hàng đối với doanh nghiệp

Bật mí 10 cách tăng traffic cho website của bạn