Lợi ích của Website bán hàng đối với doanh nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, công nghệ thông tin cùng với sự lớn mạnh của ngành thương mại điện tử ngày nay, mỗi doanh nghiệp cần có một thiết kế website bán hàng. Vì sao phải cần website bán hàng? Mời bạn đọc xem bài viết sau đây nói về lợi ích của Website bán hàng đối với doanh nghiệp.

1. Website bán hàng là gì?

Website bán hàng là công cụ trao đổi hàng hóa online giữa bạn (người bán) với khách hàng của bạn (người mua). Trên web bán hàng bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng có nhu cầu và thực hiện giao dịch mua bán mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.

Bên cạnh đó, website bán hàng còn là công cụ tiếp thị tốt nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp của bạn được nhiều khách hàng biết đến.

Website bán hàng còn có những tên gọi khác là website thương mại điện tử, website bán hàng trực tuyến, website e-commerce bán hàng, website bán hàng online, trang web bán hàng online,…

Lợi ích của Website bán hàng đối với doanh nghiệp

Về cơ bản các hình thức bán hàng này đều có các ưu điểm của bán hàng trực tuyến trên internet như không bị giới hạn về thời gian hay không gian, phạm vi tiếp cận khách hàng rộng hay tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên website bán hàng trực tuyến lại có các ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các hình thức bán hàng trực tuyến khác.

Lợi ích của Website bán hàng đối với doanh nghiệp

1 – Bán hàng mọi lúc, mọi nơi

Internet là để kết nối hơn 7 tỷ người lại với nhau, không chỉ gói gọn trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia. Nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc đưa thông tin đến với từng cá nhân sử dụng internet hiện nay đã không phải là điều gì đó quá cao sang.

Với một trang web bán hàng, bạn hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm, bán hàng tại thị trường trong nước hoặc một đất nước khác ngoài Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng.

2 – Quảng bá sản phẩm không hạn chế như quảng cáo trên báo đài

Số lượng sản phẩm bạn đưa lên web tuỳ thuộc vào ý muốn và nhu cầu của bạn. Việc không giới hạn khối lượng thông tin giúp bạn đưa thông tin đầy đủ và chi tiết qua đó sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận doanh nghiệp của bạn hơn và gia tăng doanh số.

3 – Sản phẩm luôn sẵn có trên website, khách hàng của bạn có thể được xem bất kỳ lúc nào, tìm kiếm dễ dàng

Website hoạt động 24/24. Luôn luôn online. Vì thế bất cứ khi nào khách hàng truy cập vào website đều có thể xem được những thông tin bạn đã đăng tải lên đó. Tính tiện lợi của website hơn hẳn cửa hàng offline ở điểm này.

4 – Tương tác với khách hàng dễ dàng (hỗ trợ, tư vấn, đặt hàng…)

Việc tương tác trực tiếp với khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết với các công cụ hỗ trợ trên website. Thay vì bạn cần 10 nhân viên tư vấn cho 10 khách hàng, với các công cụ chat được hỗ trợ sẵn trên website bán hàng, một nhân viên thôi cũng có thể cùng lúc hỗ trợ và tư vấn cho 10 khách hàng đó.

5 – Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhân sự

Đây là điểm khác biệt lớn nhất mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần biết. Chi phí mặt bằng và nhân sự luôn là vấn đề khiến chủ doanh nghiệp đau đầu.

Khi thiết kế website bán hàng, bạn chỉ cần thanh toán chi phí hosting và tên miền hàng năm (con số này chỉ bằng 1 tháng lương cho 1 nhân sự hoặc 1 tháng thuê mặt bằng). Tiết kiệm chi phí nên được đặt lên hàng đầu và được ưu tiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

6 – Làm tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Để đón đầu xu thế, bắt kịp thời đại bạn phải biết áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động. Một website tốt mang lại cho doanh nghiệp của tính chuyên nghiệp, tạo niềm tin của khách hàng và được đánh giá cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành mà không có website.

7 – Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Nếu bạn không có website bán hàng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ và tương tác với bạn trong giờ hành chính. Điều này khiến việc bán hàng cũng như hoạt động của bạn bị giới hạn về mặt thời gian.

Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn nếu bạn xây dựng một trang web bán hàng riêng. Khi đó, việc mua bán, Không bị giới hạn về thời gian, không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một cách kịp thời.

8 – Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng

Một cửa hàng địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web bán hàng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

9 – Tăng tính tương tác với khách hàng

Khi có một website bán hàng riêng, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tìm kiếm một cách nhanh chóng các sản phẩm và hiển thị những dịch vụ mong muốn. Điều này làm giảm bớt thời gian tìm kiếm cho khách hàng và đưa doanh nghiệp lên một thứ hạng tốt hơn.

10 – Xúc tiến kinh doanh hiệu quả

Các phương án để xúc tiến kinh doanh thông thường là quảng cáo trên báo chí và các phương tiên thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này lại quá cao trong khi xây dựng một trang web riêng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị.

11 – Dịch vụ khách hàng hiệu quả

Không chỉ giúp khách hàng tìm được sản phẩm ưng ý mà còn cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Những thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được phản hồi tích cực.

12 – Nền tảng cho sản phẩm bán hàng

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc vì vậy họ có rất ít thời gian để đi mua sắm. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi.

Trang web bán hàng là nền tảng tốt để bạn giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa phương mà còn với khách hàng trên toàn thế giới.

13 – Xây dựng thương hiệu hiệu quả

Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp.

Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

14 – Xác định khách hàng tiềm năng

Với sự giúp đỡ của các hình thức trực tuyến, các cuộc điều tra có sẵn trên web, khách hàng có thể để lại ý kiến của mình, truy vấn và thể hiện quan điểm về doanh nghiệp. Chi tiết cá nhân của khách hàng như tên, số điện thoại liên lạc, thu thập thông tin..thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm được các khách hàng “ruột” đầy tiềm năng.

15 – Tăng năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp nhỏ có trong tay một trang web sẽ có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” khác. Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh không có trang web thì người mua sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể tìm hiểu về doanh nghiệp, tìm hiểu về sản phẩm…

16 – Cập nhật thông tin nhanh chóng

Thông tin mới nên được chia sẻ với khách hàng và điều này trang web có thể hoàn thành một cách xuất sắc. Không chỉ cập nhật thông tin nhanh chóng, tải lên trang dễ dàng mà còn tốn ít thời gian cũng như công sức.

Trước đây, khi doanh nghiệp có thông tin mới muốn được chia sẻ đến khách hàng thường sử dụng phương thức phát tờ rới quảng cáo. Tuy nhiên, với cách thức này doanh nghiệp phải chi trả một số lượng không nhỏ tiền in ấn, phát hành cũng như thời gian quảng bá. Nếu sử dụng trang web, doanh nghiệp chỉ cần thu thập thông tin, tải lên trang và chờ đón phản hồi.

17 – Dễ dàng nhận phản hồi từ khách hàng

Lấy ý kiến của khách hàng là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng và có chiến lược thay đổi phù hợp.

Website bán hàng mang giá trị kinh tế to lớn đối với các đơn vị kinh doanh, giúp các đơn vị quảng bá sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu doanh nghiệp đến khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Một khi thực hiện hoạt động Marketing thành công là khi doanh nghiệp đã tạo dựng được vị thế và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của Website bán hàng trong kinh doanh

Yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng từ khoá của Google