SSL là một giao thức quan trọng không thể thiếu khi bạn thiết kế, sử dụng website. Khi bạn vận hành một website bạn sẽ phải lo lắng đến vấn đề bảo mật của website đó. Chẳng khách hàng nào yên tâm đăng nhập thông tin cá nhân của mình lên website của bạn khi họ không thể an tâm về việc bảo mật thông tin. Bài viết hôm nay, Kiến Tạo Việt chúng tôi muốn chia sẻ để bạn đọc có thể hiểu về SSL – Bảo mật cho website. Cùng tìm hiểu nhé!
Chứng chỉ SSL là gì?
SSL là từ viết tắt của Tầng Socket Bảo mật (Secure Sockets Layer), một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn toàn cầu cho phép giao tiếp được mã hóa giữa một trình duyệt web và một máy chủ web. Nó được sử dụng bởi hàng triệu1 cá nhân và doanh nghiệp trực tuyến để giảm rủi ro thông tin nhạy cảm (ví dụ như số thẻ tín dụng, tên người dùng, mật khẩu, email, v.v.) bị đánh cắp hoặc can thiệp bởi hacker và những kẻ trộm cắp danh tính. Về bản chất, SSL cho phép “hội thoại” riêng tư chỉ giữa hai bên được dự định.
Để tạo kết nối an toàn này, một chứng chỉ SSL (còn được gọi là “chứng chỉ số”) được cài đặt trên máy chủ web và thực hiện hai chức năng:
- Nó xác thực danh tính của trang web (điều này đảm bảo với khách truy cập rằng họ đang không ở trang web giả mạo)
- Nó mã hóa dữ liệu đang được truyền đi
Các loại chứng chỉ SSL
SSL không chỉ mặc định ở 1 loại, chúng có hẳn 3 loại được sử dụng tùy theo đối tượng. Cụ thể như sau:
– Domain Validated SSL certificate
Domain Validated SSL certificate là một loại SSL cơ bản nhất được chứng thực thông qua email hoặc DNS. Chứng chỉ này rất phù hợp với những người mới bắt đầu vì nó khá dễ thực hiện. Bạn có thể nhận chứng chỉ bằng cách xác thực quyền admin với domain hoặc thay đổi vài bản ghi DNS của domain. Thời gian chứng thực Domain Validated SSL certificate chỉ mất vài phút đến vài tiếng.
– Organization validated SSL certificates
Organization validation SSL certificates là loại chứng chỉ SSL dành cho các tổ chức doanh nghiệp bởi chúng lưu trữ thông tin doanh nghiệp trong certificate. Vì phải tiến hành thẩm định định danh của doanh nghiệp nên thời gian chứng thực loại chứng chỉ này có thể mất vài tiếng đến vài ngày.
– Extended Validation SSL certificate
Extended Validation SSL certificate là chứng chỉ SSL nâng cao nhất trong cả 3 loại. Để chứng thực chứng chỉ này phải thông qua nhiều thao tác như thẩm định quyền sở hữu tên miền, thông tin doanh nghiệp, kiểm tra sự tồn tại hợp lệ của doanh nghiệp. Bởi sự phức tạp này mà Extended Validation SSL certificate phải mất từ vài ngày đến vài tuần để thẩm định.
Ai có thể cần chứng chỉ SSL?
Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có sử dụng trang web của mình để yêu cầu, nhận, xử lý, thu thập, lưu trữ hoặc hiển thị thông tin bí mật hoặc nhạy cảm. Một số ví dụ về thông tin này là:
- Thông tin đăng nhập và mật khẩu
- Thông tin tài chính (ví dụ như số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng)
- Dữ liệu cá nhân (ví dụ như tên, địa chỉ, số an sinh xã hội, ngày tháng năm sinh)
- Thông tin độc quyền
- Tài liệu pháp lý và hợp đồng
- Danh sách khách hàng
- Hồ sơ bệnh án
Tầm quan trọng và lợi ích khi có chứng chỉ SSL
Khi bạn đăng ký tên miền domain để tạo lập website, sẽ luôn có lỗ hổng dễ bị hacker tấn công. Lúc này SSL sẽ giúp bạn bảo vệ website của mình. Cụ thể:
Khi có SSL certificate:
- Dữ liệu sẽ được mã hoá, chỉ người nhận hợp pháp mới có thể giải mã.
- Dữ liệu sẽ không bị thay đổi, không bị tấn công bởi tin tặc
- Website được xác thực, nâng cao uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp
- Webmail, Outlook Web Access, Office Communication Server, Exchange sẽ được bảo mật
- Ứng dụng điện toán đám mây (Citrix Delivery Platform) được bảo mật
- FTP, control panel, dịch vụ truyền dữ liệu, extranet, file sharing, Citrix Access Gateway, VPN Access Servers được bảo mật
- Năm 2014, Google hiện ủng hộ rằng HTTPS hoặc SSL nên được sử dụng ở mọi nơi trên web. Công cụ tìm kiếm đã thưởng cho các trang web được bảo mật với thứ hạng web được cải thiện, một lý do tuyệt vời khác để bất kỳ trang web nào để cài đặt SSL.
HTTPS là gì? Sự khác nhau giữa HTTP và HTTP
Trước khi định nghĩa https là gì chúng ta cần tìm hiểu http. HTTP (viết tắt của HyperText Transfer Protocol) là giao thức được sử dụng trong word wide web để truyền tải dữ liệu giữa web đến các trình duyệt web và ngược lại.
HTTPS (viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol Secure) hiểu đơn giản là hình thức bảo mật hơn của HTTP vì chúng được kết hợp giữa http và chứng chỉ SSL giúp người dùng bảo mật các thông tin đã đăng nhập trên mạng.
HTTP và HTTPS khác nhau những điểm sau:
– HTTPS có chứng chỉ SSL, HTTP thì không
– HTTPS an toàn hơn HTTP
– HTTP hoạt động tại tầng ứng dụng, HTTPS hoạt động tại tầng giao vận
Làm thế nào để khách truy cập biết trang web của tôi có chứng chỉ SSL?
Có bốn đầu mối trực quan:
- Hình ổ khóa ở bên trái một URL
- Tiền tố của URL là https thay vì http
- Một dấu đảm bảo sự tin cậy
- Một thanh địa chỉ màu xanh lá cây (khi chứng chỉ SSL EV được cấp)