Domain là gì? Cách hoạt động của domain như thế nào?

Trong thời đại công nghệ hiện nay, chắc hẳn ai trong số chúng ta đều không lạ gì với internet, website….Nhưng đôi khi chúng ta nghe đâu đó thuật ngữ như tên miền, hosting, hay domain, DSN… thì một số người vẫn còn hoang mang, chưa hiểu về nó. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn biết domain là gì? Cách hoạt động của domain như thế nào? sẽ giúp các bạn cập nhật thêm thông tin về thứ công nghệ đang phát triễn nhất này. Mời các bạn theo dõi.

Domain là gì? 

Domain ( hay còn được gọi là tên miền) là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ vật lý. Nó giống như là địa chỉ nhà hay zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường, một trình duyện cũng cần một tên miền để dẫn đường tới website của bạn. 

Tên miền là duy nhất và nó được cấp phát cho chủ thể nào hoàn tất việc đăng ký trước.

Cấu tạo của tên miền

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất "home" là tên

của máy chủ, thành phần thứ hai "vnn" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain

name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD") bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166

như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v… và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).

2/ Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi,

nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn…

Tên miền (domain) hoạt động như thế nào?             

Để hiểu cách thức hoạt động của tên miền, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét những gì xảy ra khi bạn nhập một tên miền vào thanh URL của trình duyệt.

Khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt web, trước hết, nó sẽ gửi yêu cầu truy cập đến một mạng lưới máy chủ toàn cầu hình thành Hệ thống tên miền (DNS).

Sau đó, các máy chủ toàn cầu này sẽ tìm kiếm máy chủ có tên được liên kết với domain và chuyển tiếp yêu cầu đến các máy chủ tên đó.

Ví dụ: Nếu trang web của bạn được lưu trữ trên BKNS.VN, thì thông tin Name Server của nó sẽ như thế này:

  • ns1.bkns.vn
  • ns2.bkns.vn

Máy chủ tên miền (Name Server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu được sử dụng cho việc chuyển đổi địa chỉ IP và tên miền được quản lý bởi công ty cung cấp dịch vụ tên miền. Công ty này sẽ chuyển tiếp yêu cầu truy cập của người dùng đến máy tính nơi trang web được lưu trữ. Máy tính này được gọi là Web Server. Web Server có thể là phần cứng hoặc phần mềm, hoặc cả hai.

Khi là phần cứng, Web Server là một máy tính thực lưu trữ các thành phần cấu thành một website (HTML, CSS, file ảnh,…) và có thể kết nối với mạng internet và phân phát thông tin website tới thiết bị của người dùng cuối.

Khi là phần mềm, Web Server gồm một số thành phần điều khiển cách người dùng web truy cập tới file được lưu trữ trên máy chủ HTTP (HTTP server) – phần mềm hiểu được URL và HTTP.

Bất cứ khi nào trình duyệt cần một dữ liệu được lưu trữ trên Web Server, trình duyệt sẽ gửi request (yêu cầu) thông qua HTTP. Khi một yêu cầu tới đúng web server (phần cứng), HTTP server (phần mềm) gửi tài liệu được yêu cầu trở lại, cũng thông qua HTTP.

Tiêu chí lựa chọn domain

– Ngắn gọn, dễ nhớ

Cố gắng lựa chọn một tên miền càng ngắn gọn càng tốt. Tên miền càng ngắn thì càng dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và cũng thuận tiện hơn khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo… 
Ví dụ: google.com / alibaba.com / 24h.com.vn…

– Không dễ gây nhầm lẫn

Khi lựa chọn tên miền thì không nên lựa chọn tên miền tương tự hoặc dễ gây sư nhầm lẫn với (những) tên miền/thương hiệu đang có.

– Hạn chế dùng ký tự đặc biệt 

Hạn chế sử dụng ký tự gạch ngang – nếu không thật cần thiết. Vì việc sử dụng ký tự này sẽ gây bất tiện khi sử dụng (gõ hoặc đọc địa chỉ).

– Nên sử dụng tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của công ty / tổ chức hoặc ngành nghề hoạt động kinh doanh cho nội dung tên miền, tạo thương hiệu cho doanh nghiệp

– Xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn trên toàn thế giới thì bạn nên lựa chọn những tên miền có đuôi tên miền .com / .net … Trường hợp nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia nào đó, bạn nên lựa chọn tên miền quốc gia tương ứng .vn / .co / .us …

Các bao nhiêu loại tên miền – Domain name?

Domain name cấp cao nhất

Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,… hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,…

Ví dụ:
vietsol.net
khoahocviet.org
lyhocdongphuong.org.vn

Được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong kinh doanh trên Internet của các doanh nghiệp.

Domain name thứ cấp

Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất.

Ví dụ:
diendan.lyhocdongphuong.org.vn
home.vnn.vn

DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, cho phép thiết lặp liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ, giúp cho người truy cập chỉ cần nhớ các tên miền mà không cần phải quan tâm đến các địa chỉ IP bằng số. Nó giống một danh bạ điện thoại trên Internet. Ví dụ, khi bạn gõ www.hostinger.vn trên trình duyệt, hệ thống DNS sẽ chuyển địa chỉ này thành một địa chỉ IP tại nơi mà website của bạn được host..

Việc quản lý DNS và cấu hình chính xác DNS để tên miền hoạt động với host cũng như các dịch vụ khác là một điều mà mọi webmaster đều thực hiện rất thường xuyên. Bài hướng dẫn sau sẽ giúp bạn hiểu các tác vụ liên quan đến DNS của tên miền được quản lý tại Hostinger.

Xem thêm: 

Web chuẩn SEO là gì? Các tiêu chí của 1 website chuẩn SEO

Xu hướng thiết kế website hiện nay bạn nên biết